Có nhiều định nghĩa về chính quyền, nhưng định nghĩa của Austin Ranney có lẽ chuẩn xác và xúc tích nhất: “Chính quyền là một tập hợp các cá nhân và thiết chế với chức năng làm ra và thực thi luật pháp trong và cho một xã hội”
Tập hợp ấy đương nhiên có tổ chức, hay nói cách khác, chính quyền là một tổ chức. Tuy thế, câu hỏi đặt ra là nếu như vậy thì nó khác gì với một tổ chức bình thường? Bạn hãy xem bảng so sánh dưới đây:
Chính quyền | Tổ chức | |
1 | Quyền lực bao trùm lên toàn xã hội | Quyền lực chỉ áp đặt đối với thành viên của tổ chức |
2 | Tư cách thành viên là không tự nguyện | Tư cách thành viên là tự nguyện |
3 | Quyền lực độc đoán.Lệ làng phải thua phép vua. | Quyền lực không độc đoán. |
4 | Là tổ chức duy nhất trong một quốc gia có quyền làm ra luật, cưỡng chế thi hành luật, và xử lý người vi phạm luật. | Trong một quốc gia, ngoài chính quyền ra thì không tổ chức nào có quyền làm ra luật, cưỡng chế thi hành luật và xử lý thành viên vi phạm. |
Bạn hãy chú ý đặc điểm thứ 4: Chính quyền là “tổ chức duy nhất trong một quốc gia có quyền làm ra luật, cưỡng chế thi hành luật, và xử lý người vi phạm luật”.
Thế giả sử đảng KKK (hay 3K) ở Mỹ tự cho chúng có quyền làm ra luật, cưỡng chế thi hành luật, và xử lý người vi phạm luật của chúng (và trên thực tế, chúng đã làm như thế thật), thì sao? Khi đó, chúng có trở thành chính quyền không?
Hẳn bạn sẽ trả lời là Không.Vậy, tại sao lại không? Tại sao đảng 3K, dù mạnh đến thế, lại không phải là chính quyền ở Mỹ?
Câu trả lời là: Bởi vì đảng 3K không có tính chính danh. Để được gọi là chính quyền, một tổ chức, hay một tập hợp con người và thiết chế, nhất định phải có tính chính danh. Đây cũng là khái niệm mà bạn có thể thường nghe nói đến, nhất là câu “nhà cầm quyền đã mất tính chính danh”. Nó là cái gì vậy?

Đảng 3K ở Mỹ thực chất là ba phong trào phân biệt chủng tộ cực đoan và khủng bố. Nguồn ảnh: Huffington Post.
3K là viết tắt của Ku Klux Klan. 3K là một tổ chức cực đoan cánh hữu ở Mỹ, cổ súy cho sự phân biệt chủng tộc và “thanh lọc” xã hội Mỹ thông qua khủng bố. Họ chống người nhập cư, chống người Do Thái, chống Công giáo. Họ nổi lên thành ba phong trào, ở ba giai đoạn: 1865-thập niên 1870, 1915-1944, và 1946 đến nay.
Phạm Đoan Trang
Pingback: CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN - PHONG TRÀO LIÊN KẾT NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC