Nói đến Thiên Chúa là nói đến Đấng tạo dựng nên muôn loài, Đấng Hằng Hữu quyền phép vô biên. Tất cả chúng ta và cả vũ trụ này chỉ là loài được tạo nên từ Thiên Chúa, nên việc của Ngài không chỉ là một vài năm, vài chục năm hoặc chỉ vài trăm năm… mà có khi lên đến vài ngàn năm cũng là chuyện thường tình…
Đời người ngắn ngủi có là bao, khoảng trăm năm ấy bất quá cũng chỉ là “bóng câu qua cửa sổ” so với chiều dài vô tận của thời gian. Dấu tích mà Thiên Chúa để lại cho con người chúng ta rõ ràng nhất về Ngài là cuốn KINH THÁNH, một CUỐN SÁCH ghi lại những gì Thiên Chúa đã làm, những gì Thiên Chúa muốn nơi mỗi con người chúng ta. Để hoàn thành CUỐN SÁCH ấy Thiên Chúa đã dùng một khoảng thời gian khá dài hơn một ngàn sáu trăm năm, từ thế kỷ XII trước Công Nguyên (TCN) cho đến thế kỷ II sau Công Nguyên (SCN), trải qua hàng trăm thế hệ để hoàn thành.
Trọn bộ Kinh Thánh có hai phần gồm Cựu Uớc & Tân Ước. Cựu Ước viết về quá trình Thiên Chúa chọn một người trong nhân loại, với đức tin hoàn hảo mà Thiên Chúa hài lòng nhất, đó chính là ông Áp-ra-ham. Từ ông Áp-ra-ham, Thiên Chúa đã chúc phúc để con cháu ông ngày càng đông đảo để trở thành dân tộc Ít-ra-en tức là người Do Thái hiện nay. Để rồi từ trong dân tộc Do Thái ấy Thiên Chúa cho Con Một của Ngài xuống thế gian, làm một người trần thế, sinh bởi một người Nữ với tên gọi Ma-ri-a. Tân Ước viết về Người Con ấy, tức là Chúa Giê-su. Tân Ước viết về cuộc đời và những Lời Dạy của Ngài.
Nhưng sứ mạng của Chúa Giê-su không chỉ có vậy, sứ mạng giáng trần của Ngài là để Cứu Chuộc nhân loại thoát khỏi ràng buộc của tội lỗi: đó là sự chết. Chúa Giê-su nhờ bản chất thật sự là Thiên Chúa, nên không hề vướng tội. Là một người vốn không hề có tội, lại phải chịu một cái chết đớn đau trên cây thập giá, nên Chúa Giê-su đã phá vỡ quy luật cố định của đất trời từ thuở khai thiên lập địa, từ lúc tội lỗi tràn vào thế gian vì sự bất tuân của bà E-và: đó là tội lỗi dẫn đến sự chết. Vì vô tội nên sự chết không áp dụng được với Ngài. Ba ngày sau, Ngài từ cõi chết sống lại, mở ra một Con đường mới cho lịch sử loài người, con đường trở về cùng với Thiên Chúa là Cha trên trời, cho bất cứ những ai tin tưởng và phó thác nơi Ngài.
Nói về Thiên Chúa là nói về tôn giáo và tín ngưỡng. Ở Việt Nam hiện nay có ba tín ngưỡng lớn: đó là tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, Phật giáo & Thiên Chúa giáo. Theo tài liệu của Ban Tôn Giáo Chính Phủ Việt Nam năm 2018, tổng số người theo Phật giáo là 14.91%, Thiên Chúa giáo 8.44%. Còn lại hơn 75% theo đạo thờ cúng ông bà, tổ tiên và các tôn giáo nhỏ khác.
Phật giáo được truyền bá vào quê hương Việt Nam cách đây khá lâu, từ thế kỷ III TCN. Sau đó, với hơn một ngàn năm Bắc thuộc, Khổng giáo & Nho giáo đã được len lõi vào đời sống người dân, dần dà hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Nói chung, tín ngưỡng thờ cúng ông bà và Phật giáo từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, trên cả hai ngàn năm qua.
Thiên Chúa giáo được truyền bá vào quê hương sau hơn rất nhiều và chậm chạp. Từ giữa thế kỷ 16 đã có sự giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các nước phương Tây và Việt Nam nhưng mãi đến đầu thế kỷ 17 mới có nhiều nhà truyền giáo đến Việt Nam rồi ở lại. Vì bất đồng ngôn ngữ, nên những nhà truyền giáo ấy khi muốn học tiếng Việt để dễ dàng tiếp xúc với người bản xứ, họ phải dùng chữ Latinh để ghi lại cách phiên âm tiếng Việt của những từ, câu thoại… mà họ muốn học. Trong số những nhà truyền giáo ấy có những người là những nhà ngôn ngữ học, như Alexandre de Rhode (giáo sĩ Đắc Lộ), họ đã hệ thống hóa cách phiên âm tiếng Việt hoàn toàn bằng chữ Latinh, khá dễ dùng và dễ học. Loại chữ này về sau được gọi là chữ quốc ngữ, tức chữ viết tiếng Việt ngày nay.
Từ thế kỷ 16 trở về trước người Việt chỉ có chữ Nôm là chữ viết của mình. Nhưng chữ Nôm là chữ bắt chước từ chữ Hán của người Tàu nên rất khó học. Thường phải học qua chữ Hán trước rồi mới học đến chữ Nôm nên càng phức tạp. Huống chi, dưới thời phong kiến, người có cơ hội đi học chẳng được bao nhiêu.
Từ năm 1862 sau khi chiếm được các tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Pháp đã cho mở Trường Thông Ngôn (Collège des Interprèste) dạy hai tiếng Pháp và quốc ngữ để đào tạo thông ngôn cho quân đội viễn chinh Pháp.
Năm 1879, chính quyền Pháp chính thức đưa chữ quốc ngữ vào ngành giáo dục tại các tỉnh thuộc địa Nam Kỳ. Như vậy, đồng hành với Thiên Chúa giáo, chữ quốc ngữ đã ngày càng hoàn thiện và ăn sâu vào mảnh đất và tâm hồn người Việt…
Nhưng việc truyền giáo không phải lúc nào cũng “xuôi thuyền được gió” mà ngược lại. Trước hết phải nói đến phong tục tập quán, văn hóa khác biệt khá nhiều. Tôn giáo bản địa lúc ấy là Phật giáo và đạo thờ cúng ông bà đã có trên 1.500 năm, ăn sâu vào gốc rễ nên người dân khó lòng chấp nhận. Đã vậy, Thiên Chúa giáo xưa nay không chấp nhận tôn thờ một ai khác ngoài Thiên Chúa nên càng không thích hợp tại các nước mà người dân thờ cúng ông bà, tổ tiên. Thật ra người Việt không tôn thờ ông bà, tổ tiên… như thần linh mà chỉ biểu hiện như một cách kính trọng, nhớ ơn…
Tuy vậy, phong tục khác biệt dẫn đến sự hiểu lầm. Ngay cả các quan trong triều một khi đã tin theo Thiên Chúa cũng bị cấm không được quỳ trước mặt vua, vì hành động đó xem như một cách tôn thờ vị vua đang còn sống. Nhưng dưới chế độ phong kiến, không quỳ lạy vua là phạm tội khi quân, làm sao triều đình chấp nhận được?
Bởi vậy, dù có nhiều ân nghĩa với Nguyễn Ánh tức vua Gia Long sau này, Thiên chúa giáo vẫn bị các vua nhà Nguyễn sau này như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… gièm pha và bách đạo đến độ máu chảy đầy đồng, tiếng than dậy đất. Có khoảng hơn 300 ngàn giáo dân và giáo sĩ bị sát hại vì đức tin của mình, đó quả là một sự bách hại và thách thức quá lớn đối với một giáo hội đang còn non trẻ. Nhưng Thiên Chúa là Đấng Biết Trước Mọi Sự, giữa những phong ba bão táp ấy, Ngài đã để Mẹ Maria hiện đến an ủi và tiếp sức cho đàn con của Ngài ở La Vang, Trà Kiệu… Dòng máu tử đạo đã đổ xuống khắp nơi trên đất nước Việt Nam¸ươm mầm và chuẩn bị cho một sứ mạng trọng đại mà Thiên Chúa dành sẵn cho đất nước này.
Thật ra, trước đây đã có hai cơ hội cho việc mở rộng sứ mạng truyền giáo ở Việt Nam nhưng cả hai đều kết thúc không thành: Lần thứ nhất là việc hoàng tử Cảnh, con đầu lòng của Nguyễn Ánh, vốn là con nuôi của giám mục Bá-đa-lộc và từng sống ở Pháp. Sau này hoàng tử Cảnh về nước và được phong ngôi thái tử, lẽ ra sẽ được nối ngôi cha, không ngờ lại mất sớm vào năm 21 tuổi. Nếu thái tử Cảnh lên ngôi kế vị vua Gia Long, thì lịch sử Công Giáo ở Việt Nam đã đi theo chiều hướng khác…
Lần thứ hai là tổng thống Ngô Đình Diệm ở miền Nam (1954-1963), ông Ngô Đình Diệm là người Công giáo và là một tổng thống tốt, nhưng có nhiều đạo luật dưới thời ông (như luật 10/59) quá khắc nghiệt và dã man, không thể hiện được lòng bao dung và tha thứ của Thiên Chúa, nên cuối cùng triều đại của ông đã phải kết thúc vào ngày 1/11/1963.
Tất cả những điều ấy chỉ nói lên một điều: “Người tính không bằng Trời tính”. Việc ông Diệm được Mỹ đưa về để tiếp quản chính quyền miền Nam chỉ là ý định và sự tính toán của Hoa Kỳ. Ông Diệm có thể là một người đạo đức và là một người tốt. Tuy nhiên, ông không phải là người Thiên Chúa chọn vì chưa tới thời điểm thích hợp.
Thiên Chúa tức là Đức Chúa Trời hay gọi vắn tắt là Trời. Người Việt Nam xưa nay vẫn biết trên cao còn có Trời và Trời còn cao hơn cả Phật. Nhưng nhân vật Ngọc Hoàng Thượng Đế này lại quá xa xôi, ít ai tìm hiểu và biết đến. Kinh Thánh nói đến một Thượng Đế rõ ràng hơn, là Vua của các tầng trời, quyền phép vô biên, Ngài cũng là Đấng Tạo Hóa, Người tạo dựng nên muôn vật, muôn loài…
Thật ra, trong cõi trời đất bao la này, con người bé nhỏ vô cùng so với vũ trụ mênh mông. Và không chỉ có người và người nhau thôi, mà còn có những linh hồn, những hình thể khác trong những chiều kích không gian mà mắt người tạm chưa nhìn thấy được. Nực cười là với những tiến bộ khoa học vượt bậc ngày nay, người ta ưa tìm tòi đến những nền văn minh khác bên ngoài vũ trụ mà quên mất rằng, có một thế giới thần linh vốn luôn hiện hữu và cai quản con người mà họ không hề chấp nhận.
Bởi vì con người có được sự sống ngày nay là nhờ hơi thở của Thiên Chúa. Hơi thở ấy tồn tại nơi mỗi con người trần gian, gọi là linh hồn. Khi con người chết đi, xác thân trở về cùng cát bụi, linh hồn thoát ra và vẫn còn tồn tại, bởi vì nó thuộc về Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống Muôn Đời. Người sinh càng nhiều thì tử cũng nhiều, bao nhiêu người chết lại có chừng ấy linh hồn. Không thể để các linh hồn cứ tự tung tự tác, Thiên Chúa phải có một nơi để cho họ đến.
Thiên Chúa giáo tin có Thiên đàng, Luyện ngục và Hỏa ngục. Phật giáo tin có cõi Niết bàn, Địa ngục và kiếp luân hồi. Bên nào cũng đúng nhưng chưa thật rõ ràng và có phần phiến diện. Chẳng hạn bên Thiên chúa giáo chỉ tin vào sự hưởng phúc đời đời thì hơi thiển cận, bởi vì trách nhiệm trong sự sống đời sau Chúa chưa bao giờ nói rõ, liệu linh hồn mình có mãi mãi trung thành và yêu mến Thiên Chúa hay không? Kinh thánh viết Lucifer hay còn gọi là Sa-tan vốn từng là tổng lãnh thiên thần ở trên trời, chỉ vì tội phản nghịch mà Sa-tan bị quăng ra khỏi thiên đàng kéo theo 1/3 thiên thần sa ngã. Như vậy, các “thiên thần” vẫn có thể phạm tội như người thế gian và không được ở cùng Thiên Chúa. Phật giáo tuy chỉ ra Bát chánh đạo để con người bớt sân si, nhưng Phật lại chẳng độ ai nên đường về cõi Niết bàn luôn đơn côi diệu vợi. Người phàm xác thịt dù có quyết chí đi tu, nhưng làm sao thoát được những phút yếu lòng, cám dỗ?
Địa ngục bên Phật giáo hay Hỏa ngục bên Thiên chúa giáo là nơi để chịu cực hình, nơi trừng phạt những tội ác mà linh hồn đã từng gây ra. Luyện ngục là nơi thanh tẩy các linh hồn để họ chuẫn bị về nước Thiên đàng. Vậy có còn một nơi nào khác hay không? Nơi mà những linh hồn sau khi chết và trả đủ nợ kiếp trước của mình, họ có còn một cơ hội khác để sửa sai, để hoàn thiện linh hồn mình hay không?
Thiên Chúa là Đấng Từ Nhân, với lòng bao dung và hay trắc ẩn của Ngài, mình luôn tin tưởng rằng dù giận dữ đến đâu, Ngài cũng không để một linh hồn phải chịu đau khổ đến đời đời. Nhất định Ngài sẽ cho họ một con đường sống, cơ hội làm lại từ đầu: đó là đầu thai lại làm người.
Nhân gian vốn là bể khổ, trời đất dù có đức hiếu sinh nhưng lòng người mê muội, sinh-lão-bệnh-tử như một chuỗi tuần hoàn khép kín khó mà thoát được. Chỉ khi nào giữa hai chu kỳ sinh-tử ấy, con người chợt tỉnh ra, giác ngộ được quy luật của đất trời, hiểu được sứ mạng và trách nhiệm của mình trong cuộc đời trăm năm tạm bợ này, linh hồn họ mới thực sự tìm được bình an, tìm được mục đích sống của đời mình.
Trở lại chuyện quê hương Việt Nam. Vì sao Thiên Chúa phải tốn nhiều thời gian vào quê hương Việt Nam mình như vậy? Tất cả chỉ vì Con Rồng Đỏ Tàu cộng!
Đây cũng là sự gặp gỡ của hai nền văn hóa Đông-Tây. Phương Đông xem rồng là linh vật đứng đầu trong tứ linh vũ trụ: Long-Lân-Quy-Phụng. Rồng tượng trưng cho quyền lực, cho vua chúa. Trái lại, bên phương Tây (Thiên chúa giáo), rồng chính là con rắn trong vườn Địa đàng, là Sa-tan hay Lucifer.
Cả hai nền văn hóa Đông-Tây đều nói về thời Mạt pháp, thời kỳ mà con người trở nên sa đọa, báng bổ thánh thần, kiêu căng tự đắc và chỉ ưa làm điểu ác. Đó chính là thời điểm hiện nay chúng ta đang sống.
Kinh Thánh nói về sự trở lại của Chúa Giê-su, Kinh Phật nói về Đức Chuyển Luân Thánh Vương (tức Phật Di Lặc) hạ thế độ nhân. Tất cả đều nằm trong sự an bày của Tạo Hóa.
Như trên đã nói, ngoài con người với nhau còn có thánh thần ở trên. Có như vậy mới giữ được Nhân quả tuần hoàn, Thiệc Ác phân minh. Cứ khoảng hai ngàn năm lại phải có một vị xuống trần, đưa con người trở về chánh đạo…
Con Rồng Đỏ Tàu Cộng hiện nay đã có Việt Nam trong nanh vuốt. Tuy bên ngoài Việt Nam vẫn còn có “chủ quyền” là một quốc gia độc lập. Thực tế bên trong, đám lãnh đạo Hà Nội và Đảng Cộng Sản chỉ là bọn tay sai, thái thú cho Tàu Cộng mà thôi.
Tàu Cộng hiện nay là cường quốc đang lên chẳng nước nào bì kịp. Thật ra Khối Cộng Sản đã sụp đổ hoàn toàn vì nền kinh tế yều ọt. Chính Khối Tư Bản lại đưa tay cứu vớt kẻ nghèo hèn, để rồi lại bị chính đám nghèo hèn ấy (Trung quốc, Nga, Việt nam…) lợi dụng rồi trở mặt điếm đàng. Bên cạnh sự giàu có khổng lồ ấy, Tàu cộng còn có sự thôi thúc đam mê quyền lực, nên tương lai sớm muộn sẽ tranh quyền bá chủ, tạo nên nhiều ác nghiệp khắp nơi trên thế giới.
“Thiên bất dung gian”, đạo lý đất trời xưa nay vốn vậy. Trong quá trình vươn lên ấy Con Rổng Đỏ Tàu Cộng đã tạo quá nhiều nghiệp chướng và oán khí đến nỗi trời đất khó dung. Thiên Chúa đã chọn Việt Nam để làm nơi khắc tinh của Tàu cộng. Chính nơi này Chúa Giê-su sẽ trở lại với thiên binh vạn mã của Ngài để đánh tan con Rồng đỏ, giam giữ nó dưới đáy biển một ngàn năm.
Gioan Phan Tân