Bài viết này được dựa trên cuốn sách mang tên Why Nations Fail (Vì Sao Các Quốc Gia Thất Bại). Tại sao có nước giàu và nước nghèo, điều gì tạo nên sự khác biệt?
Sau đây là những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp:
1. Thể chế độc tài:
Từ ngàn xưa con người được cai trị bởi các lãnh chúa, vua và các chế độ độc tài khác nhau. Có một điểm chung, họ cấm sự cạnh tranh chính trị và tập trung quyền lực vào một cá nhân hay tổ chức.
2. Tham nhũng:
Điều này đi đôi với thể chế độc tài. Vì không có sự cạnh tranh chính trị, cho nên tầng lớp cai trị lạm dụng quyền lực.
Ở các nước tiên tiến, người dân có thể an tâm đóng thuế vì nó sẽ được tận dụng một cách tối ưu. Nhưng ở một số các nước khác, nó lại chạy thẳng vào túi tiền riêng của các quan chức. Hơn nữa, vì tham nhũng nên tầng lớp này thường chọn người thân trong gia đình vào bộ máy công quyền cho nên đất nước không được điều hành bởi những người có năng lực thực sự.
3. Hành chính quan liêu:
Ở các nước nghèo, một người muốn làm ăn hay kinh doanh thì phải vượt qua vô số các rào cản pháp lý và giấy phép. Đút lót viên chức nhà nước để thực hiện thủ tục hành chính là quy luật, không làm thì sẽ không xong. Điều này kéo dài sự nghèo đói vì nó làm cản trở sự sáng tạo và phát triển của người dân.
4. Tôn giáo:
Không phải tôn giáo nào cũng như nhau, không phải tín ngưỡng nào cũng dạy con người hướng thiện.
Có vài tôn giáo khuyến khích bạo lực và xâm chiếm, coi thánh chiến là mệnh lệnh cuộc đời. Ở Châu Phi thì nhiều bộ lạc có tín ngưỡng cấm họ giao lưu và tiếp xúc với sự văn minh của thế giới, nên họ mãi nghèo.
Ở Phương Đông, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo và Khổng Giáo cho rằng làm con người thụ động và thỏa mãn với thực trạng cuộc sống, khiến họ không phấn đấu để cải thiện.
Ngược lại, các giá trị Thiên Chúa-Do Thái đã thúc đẩy và xây dựng nền văn minh hiện đại. Không phải ngẫu nhiên các nước Thiên Chúa Giáo lại giàu hơn các nước khác?
5. Văn hóa:
Như tôn giáo, không phải văn hóa nào cũng như nhau. Một dân tộc có thể có nhiều văn hóa khác nhau . Ví dụ điển hình là văn hóa kinh doanh của người Do Thái . Khi làm ăn, họ sẽ thường nhắm đến lợi ích của đôi bên để cùng nhau phát triển, thay vì đâm chọt nhau. Ở đa số nền văn hóa khác, người ta làm việc theo quy luật “người kia thắng thì tôi thua, tôi thắng thì người kia phải thua,” điều này tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong chính quốc gia đó.
6. Không có tư hữu và quyền sở hữu đất:
Ở đa số quốc gia trên thế giới như Việt Nam, Ai Cập hay Trung Mỹ – các nông dân thậm chí không thể đứng tên sở hữu đất của mình. Vì không được sở hữu họ không thể đem thế chấp để vay vốn. Điều này khóa chân họ lại và tiêu diệt động lực phát triển lâu dài của con người.
7. Thiếu tài nguyên:
Điều này có thể đúng và có thể không đúng. Các nước Châu Phi thì nóng nắng quanh năm nên người dân không thể làm ăn phát triển lâu dài được. Tuy nhiên, điều này chỉ là một phần.
Singapore và Hong Kong chỉ là 2 hòn đảo không tài nguyên nhưng vẫn phát triển được. Tài nguyên của họ là chất xám và sự sáng tạo của con người. Cho nên tài nguyên tự nhiên chỉ là một phần giải thích vì sao đất nước nghèo.
8. Nền kinh tế tập trung CNXH:
Hay nói ngược lại, là sự thiếu vắng của chủ nghĩa Tư Bản và thị trường tự do. Nền kinh tế CNXH đi ngược với bản năng và tâm lý con người. Chẳng ai muốn làm chung rồi chia đều thành quả, cho nên dưới chế độ CNXH, tất cả đều lười biếng và thụ động. Cho nên các nước theo đuổi chính sách kinh tế CNXH đều nghèo và thất bại.
Có rất nhiều lý do vì sao đất nước nghèo và chậm phát triển. Tuy nhiên, 8 lý do trên giải thích ít nhiều nguyên nhân nghèo đói của đại đa số các quốc gia. Những nước phát triển và thoát nghèo là những nước đã từ bỏ những tư tưởng và cơ sở lạc hậu, giải phóng con người, coi trọng sự sáng tạo và nhân quyền. Chỉ khi con người được tự do thì sự sáng tạo mới được bộc lộ. Thiếu tự do, thiếu sự cạnh tranh và nền tảng tư hữu tiêu diệt động lực phấn đấu của con người. Đó là vì sao Các Quốc Gia Thất Bại – Why Nations Fails.
Ku Búa