XÂY DỰNG KHÔNG GIAN CHO XÃ HỘI DÂN SỰ


Năm thành tố căn bản để tạo ra và duy trì một môi trường an toàn, tạo điều kiện cho xã hội dân sự là:

  1. Một khuôn khổ pháp lý vững chắc phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế bảo vệ các quyền tự do chung và bảo vệ việc thực thi công lý một cách hữu hiệu;
  2. Một môi trường chính trị có lợi cho công việc của xã hội dân sự;
  3. Khả năng tiếp cận thông tin;
  4. Không gian cho khối xã hội dân sự tham gia vào tiến trình ra quyết định;
  5. Sự hỗ trợ cũng như nguồn lực dài hạn cho xã hội dân sự.

Bằng việc tạo ra những điều kiện đó, chính phủ, cộng đồng quốc tế và những bên có liên quan khác sẽ ở cương vị tốt hơn, để nuôi dưỡng một bầu không khí tin cậy và hợp tác, vì lợi ích của tất cả mọi người, ở cấp độ địa phương, quốc gia và toàn cầu.

KHUYN NGH

Để có một khuôn khổ pháp lý mang tính hỗ trợ và tiếp cận công lý, các nước thành viên cần phải:

 (a) Bảo vệ, trong luật pháp và trên thực tế, những quyền cần thiết cho những người làm xã hội dân sự hoạt động, kể cả quyền tự do quan điểm và biểu đạt và tụ tập ôn hòa và hiệp hội, lẫn quyền tham gia vào các vấn đề công cộng, kể cả trên mạng;
(b) Xem xét lại và hủy bỏ hoặc sửa đổi tất cả những quy định của pháp luật mà ngăn chặn hoạt động tự do và độc lập của những người làm xã hội dân sự; đảm bảo rằng tất cả các đạo luật có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của họ đều tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế về nhân quyền và Tuyên bố về Những người bảo vệ nhân quyền; và sử dụng các công cụ, trong đó có những chỉ dấu về việc thực thi các quyền tự do nơi công cộng do OHCHR xây dựng;
(c) Để cho các tổ chức không đăng ký được vận hành, và đưa ra những quy định pháp lý và hành chính tối giản nhằm hỗ trợ việc thông báo đơn giản đến một cơ quan hành chính độc lập và khả năng tiếp cận với chi phí thấp hoặc miễn phí;
(d) Đảm bảo việc tiếp cận công lý thông qua một hệ thống tư pháp độc lập và hiệu quả, cũng như việc tiếp cận đến các định chế nhân quyền quốc gia phù hợp với Công ước Paris và các cơ chế nhân quyền khu vực và quốc tế;
(e) Đưa ra các cơ chế để phối hợp điều tiết hoặc tự điều tiết ở những lĩnh vực nơi các vấn đề về không gian dân sự có thể được xử lý bởi các tổ chức xã hội dân sự;
(f) Đảm bảo rằng tất cả các biện pháp chống khủng bố có ảnh hưởng tới xã hội dân sự đều tuân thủ tất cả luật pháp và chuẩn mực quốc tế về nhân quyền có liên quan.

Để có một môi trường chính trị và công cộng thuận lợi, các nước thành viên cần phải:

(a) Thể hiện sự ủng hộ chính trị ở cấp cao đối với sự độc lập và đa dạng của các hoạt động dân sự thông qua những tuyên bố công khai và những chiến dịch thông tin công khai;
(b) Xây dựng và thực hiện các chương trình hành động quốc gia để thực hiện Các Nguyên tắc Hướng dẫn Kinh doanh và Nhân quyền của Liên Hợp Quốc: Thực hiện khuôn khổ “Bảo vệ, Tôn trọng và Giải quyết” của Liên Hợp Quốc, gồm cả những cam kết nhằm thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng và ủng hộ của khối kinh doanh dành cho những người hoạt động xã hội dân sự, trong nước và nước ngoài;
(c) Đảm bảo trách nhiệm giải trình về bất kỳ một hành vi đe dọa hay trả thù nào nhằm vào những người hoạt động xã hội dân sự, bằng cách bảo đảm điều tra nhanh chóng, toàn diện, không thiên vị, và đưa thủ phạm ra trước công lý;
(d) Phát triển hoặc cập nhật một khuôn khổ chính sách quốc gia và chương trình hành động quốc gia để hướng dẫn việc thực thi các khuyến nghị được trình bày trong báo cáo này và thực thi tất cả các luật và tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền liên quan đến không gian xã hội dân sự.

Để đảm bảo tiếp cận thông tin, các nước thành viên cần phải:

(a) Thông qua những đạo luật, quy định và chính sách rõ ràng, bảo đảm việc công bố thông tin chủ động từ các cơ quan nhà nước, kể cả những cơ quan thực hiện các chức năng công vụ, và trao quyền phổ quát được đề nghị và tiếp nhận những thông tin đó, chỉ chịu sự hạn chế của những ngoại lệ được quy định rõ ràng và rất hẹp, theo luật pháp và các chuẩn mực nhân quyền quốc tế; đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của các cơ quan tư nhân, khi mà thông tin đó là thiết yếu đối với việc thực thi hoặc việc bảo vệ nhân quyền; và trao quyền khiếu nại đến một cơ quan độc lập, trong bất kỳ trường hợp nào bị từ chối cung cấp thông tin;
(b) Đào tạo cho các quan chức nhà nước về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin và truyền bá thông tin tới cộng đồng về quyền tiếp cận cũng như các tiến trình để đạt được nó.

Để thực hiện sự tham gia của người dân vào triển khai chính sách, lên kế hoạch và ra quyết định, các nước thành viên cần phải:

(a) Công nhận quyền tham gia vào các tiến trình ra quyết định công cộng trong luật pháp. Điều này phải bao gồm thông tin kịp thời, rõ ràng, chính xác và phù hợp, với thông điệp và vấn đề dễ hiểu; tuyên truyền rộng rãi về đầu ra, cùng với sự mô tả tiến trình; lý do để chấp nhận hoặc bác bỏ các đề xuất hoặc thông tin đầu vào của khối xã hội dân sự; các cơ hội để phản hồi và sửa chữa; và cung cấp ngân sách thích đáng để có sự tham gia đó;
(b) Triển khai các chương trình hành động quốc gia về thu hút sự tham gia của những người làm xã hội dân sự, theo đó, tất cả các cơ quan nhà nước phải tham vấn xã hội dân sự trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chính sách;
(c) Tích hợp các hình thức tham gia mới thông qua việc sử dụng ICT (công nghệ thông tin-truyền thông) và truyền thông xã hội như là phương tiện để tạo sự tiếp cận bình đẳng với thông tin và tham vấn rộng khắp;
(d) Đánh giá một cách có hệ thống xem liệu các cải cách về luật pháp và chính sách được đề xuất có ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ hay không, hoặc có chứa đựng các yếu tố giới cụ thể hay không, hoặc có ảnh hưởng đến những bộ phận cụ thể trong dân số hay không;
(e) Đào tạo và hướng dẫn cho quan chức nhà nước hỗ trợ các tiến trình tham vấn kịp thời và hiệu quả.

Để tạo sự hỗ trợ và nguồn lực dài hạn cho các tổ chức xã hội dân sự, các nước thành viên cần phải:

(a) Thừa nhận rằng hạn chế một cách vô lý việc tài trợ là một sự vi phạm quyền tự do hiệp hội, đảm bảo rằng những người làm xã hội dân sự có thể tìm kiếm, tiếp nhận và sử dụng tiền tài trợ và các nguồn lực khác, dù là trong nước hay nước ngoài, mà không cần được sự cho phép trước và không có các cản trở vô lý khác; nếu không có những hạn chế đối với việc tiếp nhận tài trợ nước ngoài ở các cơ quan nhà nước hay cơ sở kinh doanh, thì cũng không được có hạn chế ở các tổ chức xã hội dân sự;
(b) Tài trợ một cách linh hoạt cho các tổ chức xã hội dân sự, với thủ tục đơn giản, và luân chuyển mọi nguồn quỹ cho các hoạt động xã hội dân sự thông qua những tiến trình công khai, minh bạch;
(c) Trong khuôn khổ các hoạt động tài chính thích hợp, áp dụng miễn thuế cho các tổ chức xã hội dân sự và khuyến khích bằng thuế cho những nhà tài trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng cho phép chuyển tiền xuyên biên giới;
(d) Tích hợp giáo dục nhân quyền và dân sự vào tài liệu giảng dạy và các chương trình đào tạo ở mọi cấp.

KHUYẾN NGHỊ ĐẾN CÁC THỰC THỂ KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ

Các thực thể khu vực và quốc tế cần phải:

(a) Đảm bảo các cơ sở tiền đề an toàn cho xã hội dân sự và tư vấn trong trường hợp có hiểm nguy, đe dọa hay hành động trả thù;
(b) Thông qua các hoạt động và tiến trình của mình, tạo sự tham gia hiệu quả của xã hội dân sự, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về không phân biệt đối xử, tự do biểu đạt, tự do lập hội, tụ tập ôn hòa và quyền tham gia vào các vấn đề cộng đồng;
(c) Tăng cường minh bạch, thông qua các hình thức như webcasting, tổ chức các cuộc họp công khai, chẳng hạn, các cuộc họp của Ủy ban Các Tổ chức Phi Chính phủ của Hội đồng Kinh tế và Xã hội;
(d) Duy trì giám sát thường xuyên, xem xét lại và báo cáo về các vấn đề về không gian dân sự và những khó khăn thách thức ở tất cả các thực thể.

Phạm Đoan Trang


1 thought on “XÂY DỰNG KHÔNG GIAN CHO XÃ HỘI DÂN SỰ”

  1. Pingback: CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN - PHONG TRÀO LIÊN KẾT NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

PHONG TRÀO LIÊN KẾT NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC